Chuyển đến nội dung chính

THỰC TRẠNG LỖ THỦNG TẦNG OZON HIỆN NAY

Trên Trái Đất đang tồn tại 2 lỗ thủng tầng Ozon đó là :

Lỗ thủng tầng ozon ở Nam Cực:

    + Tháng 10 năm 1985, các nhà khoa học Anh phát hiện thấy tầng khí ozon trên không trung Nam cực xuất hiện một "lỗ thủng" rất lớn, bằng diện tích nước Mỹ.
    + Theo số liệu gần đây nhất kích thước của lỗ thủng ozon là 24,1 triệu km2(2014), xấp xỉ diện tích của Bắc Mỹ.



Hình ảnh lỗ thủng ozon Nam Cực năm 2014

                Nhưng nhìn chung lỗ thủng tầng ozon ở Nam Cực 2014 nhỏ hơn so với lỗ thủng giai đoạn 1998 – 2006 và có thể so sánh với 2010, 2012, 2013.


   Lỗ thủng tầng ozon ở Bắc Cực:
+    Năm 1987, các nhà khoa học Ðức lại phát hiện tầng khí ozon ở vùng Bắc Cực có hiện tượng mỏng dần, có nghĩa là chẳng bao lâu nữa tầng ozon ở Bắc cực cũng sẽ bị thủng.
+    Số liệu gần nhất: Đến 2011, tình trạng thủng tầng Ozone ở cực Bắc nghiêm trọng đến mức, các nhà khoa học đã phải sử dụng ngưỡng "lỗ thủng ozone" giống như ở Nam cực trước đây để ghi nhận.
Hình ảnh lỗ thủng ở Bắc Cực 2011





Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGUYÊN NHÂN GÂY RA LỖ THỦNG TẦNG OZON

1.    Chất thải công nghiệp: Làm thủng tầng Ozon, đặc biệt là các khí NO2,CO2…  Những chất thải loại này vẫn bền bỉ và dai dẳng bay vào bầu khí quyển và làm công việc phá hoại tầng Ozone. Ảnh hưởng này ngày càng nghiêm trọng hơn khi nền công nghiệp ngày càng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, gia tăng mạnh mẽ quá trình sản xuất công nghiệp. Việc xả khói bụi và các chất hóa học vào bầu không khí cũng gây ảnh hưởng xấu đến tầng Ozon. 2.    Khí thải CFC: Tủ lạnh có thể làm lạnh và bảo quản thức ăn được lâu là nhờ trong hệ thống ống dẫn khí khéo kín phía sau tủ lạnh có chứa loại dung dịch freon thể lỏng (gas) Freon là tên chung của những hợp chất CFC (cloflocabon) như CCl2F2, CCl3F,... Nhờ có dung dịch này tủ lạnh mới làm lạnh được. Vì dung dịch Freon bay hơi thành thể khí -> bốc thẳng lên tầng Ozon trong...

CÁC GIẢI PHÁP NGĂN CHẶN

1.   Nghị định thư MONTREAL giảm phát thải khí CFC Đây là nghị định về các chất làm suy giảm tầng Ozon (một nghị định thư của công ước Vienna về bảo hộ của các tầng Ozon) Là một hiệp ước quốc tế được thiết kế để bảo vệ tầng Ozon bằng cách loại bỏ dần việc sản xuất nhiều các chất được cho là chịu trách nhiệm về suy giảm Ozon. Hiệp ước này được mở cho việc kí kết vào ngày 16-9-1987. Và đã có hiệu lực từ 1-1-1989 Người ta tin rằng nếu các thỏa thuận quốc tế được tôn trọng, tầng Ozon dự kiến sẽ phục hồi vào năm 2050. 2.    Hằng năm tổ chức trồng cây gây rừng 3.   Có các biện pháp thiết thực để bảo vệ rừng lá phổi xanh của con người 4.   Hạn chế sử dụng năng lượng hạt nhân 5.   Sử dụng các loại năng lượng khác như gió, ánh sáng mặt trời, sóng biển 6.    Xử lí ô nhiễ...

ĐỊNH NGHĨA LỖ THỦNG TẦNG OZON

    Ozon là loại khí hiếm trong không khí gần mặt đất, tập trung thành lớp dày ở những độ cao khác nhau trong tầng bình lưu, cách mặt đất khoảng  từ 10 – 50 km ở những vĩ độ khác nhau.          90% ozon nằm trong khoảng 19-23 km so với mặt đất            Tầng ozon chính là tấm lá chắn bảo vệ hành tinh của chúng ta. Tầng khí quyển này hấp thụ 93-99% tia bức xạ có hại từ Mặt Trời.     Nếu tầng ozon bị phá hủy sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người và gây mất cân bằng hệ sinh thái.